Hướng dẫn sử dụng máy hàn TIG
Hiện nay có rất nhiều loại máy hàn khác nhau phục vụ cho từng mục đích sử dụng của con người. Máy hàn nói chung và máy hàn tig nói riêng đều có mục đích sử dụng là ghép nối các vật thể lại với nhau, việc sử dụng hàn ở một nhà xưởng, một cửa hàng, hay nhà riêng của bạn đều tương tự nhau, vấn đề là bạn cần nắm kiếm thức sử dụng các loại hàn khác nhau một cách an toàn. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng máy hàn tig như thế nào?
* Nguyên lý hoạt động của máy hàn tig
Hàn TIG là quá trình hàn hồ quang bằng điện cực Vonfram trong môi trường bảo vệ là khí trơ, mối hàn được khí trơ bảo vệ tránh khỏi sự xâm nhập của không khí bên ngoài. Kim loại nóng chảy được là nhờ nhiệt lượng do hồ quang tạo ra giữa điện cực Vonfram và vật hàn. Cũng như các quá trình hàn MIG và hàn trong khí bảo vệ khác, hàn TIG có thể sử dụng khí trơ hoặc hỗn hợp khí trơ.
Máy hàn tig là một máy hàn hồ quang, khác với máy hàn hồ quang thông thường ở chỗ:
- Dòng điện luôn cố định ở trị số chỉnh định. Trong khi máy hàn HQ thông thường, mồi bằng cách ngắn mạch và rút ra, nên dòng mồi yêu cầu phải lớn. Đối với dòng hàn dưới 100A thì dòng mồi phải lớn gấp 3 lần.
- Do không được mồi bằng cách ngắn mạch, nên trong máy có hệ thống mồi bằng điện áp cao với tần số cao.
- Mỏ hàn là loại đặc biệt, lắp đặt được điện cực không nóng chảy bằng Tungsten, có thêm ống dẫn khí, thường người ta sử dụng khí trơ như Heli hay argon.
- Mỏ hàn chỉ để phát tia hồ quang. Phải có đũa hàn ngoài để nóng chảy ra bám vào vật cần hàn. Do mối hàn trong môi trường khí trơ, nên dùng đũa hàn trần, không thuốc hàn. Vì thế có thể hàn với rất nhiều kim loại khác nhau.
Để sử dụng máy hàn tig ta phải tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xác định vật liệu hàn để lựa chọn que hàn
Xác định vật liệu hàn tức là sản phẩm mình định hàn là loại gì : sắt , nhôm,thép. Mỗi loại vật liệu thì ta có một que hàn tương ứng, thường ở thị trường bán 2 loai đó là mũi hàn cho nhôm ,đặc điểm nhận dạng là trên thân mũi hàn có sơn màu xanh lá cây và loại thứ 2 là dùng cho các vật liệu còn lại như sắt,thép..đặc điểm có màu đỏ ở một đầu mũi hàn.
Tùy vào từng mục đích hàn khác nhau mà ta có chọn loại que hàn cho phù hợp
Bước 2: Điều chỉnh dòng hàn thích hợp
Bất kì máy hàn TIG cũng phải có 3 thông số sau đây cần phải được điều chỉnh: dòng điện hồ quang, lưu lượng khí bảo vệ và lưu lượng khí làm mát. Các thông số này phải có khả năng điều chỉnh độc lập trên bảng điều khiển của máy hoặc trên bộ điều khiển từ xa.
Các bước này phải được thực hiện trước khi bật máy
Bước 3: Kiểm tra các phụ kiện nối với máy hàn TIG
Trong máy hàn TIG có nhiều mối nối giữa thiết bị cung cấp, máy hàn và mỏ hàn. Ở đây có một số qui tắc chung khi nối thiết bị hàn TIG.
- Van giảm áp và lưu lượng kế đo khí bảo vệ được nối giống như ta nối van giảm áp trong hàn khí.
- Đảm bảo là máy đã tắt (tốt nhất là ngắt điện khỏi máy) và các van đã đóng hoàn toàn mới được tiến hành nối thiết bị.
- Tất cả các mối nối điện đều phải sạch và kín.
- Cáp dẫn phải được bố trí ở vị trí an toàn tránh tia lửa hồ quang, không vướng đường của thợ hàn để tránh bị giẩm lên.
Kiểm tra tất cả các bước trên ít nhất 2 lần.
* Đặc điểm và ưu điểm của hàn tig
Bước 4: Các thao tác cơ bản trước khi tiến hành hàn
- Đặt mỏ hàn cách xa vật hàn để chúng không gây ra hồ quang khi bật máy.
- Mở van nước làm mát.
- Mở từ từ van khí để tránh làm hỏng van giảm áp.
- Cầm mỏ hàn trong tay rồi bật máy.
- Khi máy đã bật,kiểm tra đường nước trở về để đảm bảo là nước làm mát đã chảy.
- Khi máy đã bật, kiểm tra luồng argon bằng cách bật tắt van khí.
- Khi đã mở van khí, điều chỉnh lưu lượng kế để có được lưu lượng như yêu cầu.
Khi đã hoàn thành các bước trên, lúc này đã có thể gây hồ quang và bắt đầu hàn.
Bước 5: Thực hiện quá trình hàn
Sau khi đã chuẩn bị kỹ các bước trên chúng ta tiến hành gây hồ quang và bắt đầu hàn. Có 3 phương pháp để gây hồ quang phụ (phương pháp này chỉ tạo hồ quang ban đầu)
- Quẹt (tạo ra hồ quang bằng cách quẹt điện cực vào vật hàn) loại này cổ rồi và đối với vật hàn mỏng hay bị thủng.
- Chạm nhấc phương pháp này khi chạn điện cự xuống thì bắm công tắc nhấc lê thì sẽ tạo hồ quang- loại này cũng khó mòi hồ quang
- Mồi hồ quang cao tần phương pháp này dùng tần số cao tao ra điện áp khoảng 4.5 -6 kV (tùy từng hãng) sau khi có đánh lửa thì dòng hồ quang chính duy trì sẽ tắt dòng hồ quang phụ.
Bước 6: Tắt thiết bị khi kết thúc quá trình hàn
Sau khi hàn xong, lúc này người thợ phải nắm rõ qui trình tắt máy. Để có thể tắt thiết bị một cách an toàn, phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Đầu tiên phải đặt mỏ hàn vào vị trí an toàn
- Tiếp theo dùng tay đóng chặt van khí bảo vệ trên chai khí.
- Ngắt nguồn nước làm mát.
- Mở van nước trên máy để nước thoát hết ra ngoài.
- Tắt máy hàn bằng cách ngắt nguồn hoặc tắt công tắt trên máy.
Khi thợ hàn đã nắm rõ các qui trình sử dụng máy một cách an toàn, lúc này đã có thể bắt đầu thực hành.
Nguồn : www.chothietbi.com
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VIỆT
157 - 159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: 08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866
Giấy ĐKKD số: 4103011129 tại TP HCM
157 - 159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: 08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866
Giấy ĐKKD số: 4103011129 tại TP HCM
Tags:
Bài viết
Kỹ thuật hàn TIG
0 nhận xét