Tác hại và phòng chống bức xạ khi hàn mig

Tác hại của bức xạ
Tác hại của bức xạ tùy thuộc vào bước sóng, cường độ và lượng thời gian mà ta tiếp xúc với năng lượng bức xạ. Mặc dù có rất nhiều tác hại có thể xảy ra đối với con người, hai tổn thương thường gặp đó là:
+ Bỏng da
+ Tổn thương mắt
Các loại bức xạ: Có 2 loại bức xạ có liên hệ đến quá trình hàn, cắt:
+ Bức xạ bị ion hóa (ví dụ như tia X).
+ Bức xạ không bị ion hóa (như tia tử ngoại – hay còn gọi là tia cực tím, ánh sáng thấy được – ánh sáng trắng, hoặc tia hồng ngoại).
Bức xạ ion hóa:
- Sinh ra bởi dòng tia điện tử trong quá trình hàn.
- Sinh ra trong quá trình mài điện cực Wonfram có chứa Thori dùng cho quá trình hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy wonfram trong môi trường khí bảo vệ. Bụi từ quá trình mài có tính phóng xạ.
Bức xạ không ion hóa:
- Được sinh ra trong quá trình hàn hồ quang.
- Cường độ và bước sóng của năng lượng bức xạ được sinh ra phụ thuộc vào:
+ Quá trình hàn có sử dụng khí bảo vệ Argon sinh ra lượng bức xạ tử ngoại nhiều hơn so với quá trình hàn có sử dụng loại khí bảo vệ khác.
+ Các thông số chế độ hàn, như bức xạ tử ngoại tăng theo tỉ lệ bình phương với cường độ dòng điện trong khi đó ánh sáng thấy được của hồ quang tăng theo một tỉ lệ thấp hơn nhiều
+ thành phần của điện cực và kim loại chi tiết hàn, loại thuốc bọc và các chất phủ hoặc mạ trên bề mặt kim loại chi tiết hàn.
- Tia hồng ngoại là loại bức xạ nóng, có bước sóng (λ)>700nm, khi tiếp xúc lâu ngày với mắt, sẽ ảnh hưởng lên thủy tinh thể của mắt, gây ra chứng mờ hoặc đục thủy tinh thể.
- Ánh sáng trắng (ánh sáng thấy được) có thể làm mắt bị lóa, chói và làm giảm thị lực.
- Tia tử ngoại – tia cực tím là loại bức xạ nguy hiểm nhất cho mắt, là nguyên nhân gây chói mắt. Tia tử ngoại gây đau mắt, chảy nước mắt sống và làm sưng mí mắt, gây đỏ mắt, trong trường hợp trầm trọng có thể gây bong tróc giác mạc. Tia tử ngoại cũng làm tổn thương đối với da người không được che chắn (như hiện tượng da bị cháy nắng).
Phương pháp phòng chống bức xạ
Đối với bức xạ ion hóa
- Kiểm soát giới hạn an toàn bức xạ bằng cách xử dụng các vật chắn phù hợp xung quanh vùng có tia điện tử.
- Sử dụng các hệ thống hút khí tại vị trí mối hàn và khi cần thiết ta có thể sử dụng mặt nạ phòng chống độc thích hợp, kiểm soát thời gian tiếp xúc, khoảng cách thích hợp với nguồn bức xạ và sử dụng các vật che chắn.
- Khi mài điện cực Wonfram có chứa nguyên tố thori, luôn sử dụng hệ thống hút khí ngay tại vị trí mài và nếu cần thiết có thể sử dụng mặt nạ chống độc để tránh hít phải bụi mài.
- Các bức xạ khác của điện cực Wonfram có chứa nguyên tố Thori ở điều kiện bình thường trong quá trình lưu trữ, hàn, hoặc các mẫu còn lại sau khi hàn (không sử dụng nữa) không đáng kể.
Đối với bức xạ không bị ion hóa
- Sử dụng mặt nạ hàn với kính hàn đúng quy định như mặt nạ hàn cảm biến điện tử YL 200D, WH4000...
* Vật liệu hàn tig
- Bảo vệ da với bao tay và quần áo bảo hộ phù hợp theo quy định.
- Chú ý tới sự phản xạ của hồ quang hàn và bảo vệ mọi người khỏi sự phản xạ với cường độ lớn. Ta có thể sử dụng sơn có oxit titan hoặc oxit kẽm như là 2 màu chủ đạo có tác dụng làm giảm sự phản xạ của tia tử ngoại.
- Tổ chức quá trình hàn tại nơi mà các công nhân khác không phải tiếp xúc trực tiếp với bức xạ tử ngoại hoặc phản xạ của bức xạ tử ngoại. Sử dụng màn chắn, bố trí với khoảng cách phù hợp so với các vị trí làm việc khác, bố trí lối đi phụ – đi vòng để tránh tiếp xúc trực tiếp với bức xạ.
- Đeo kính bảo vệ có khung che bao quanh mắt kết hợp với mặt nạ hàn có kính lọc phù hợp. Khung che xung quanh kính cung cấp sự bảo vệ cần thiết khỏi các bức xạ phản xạ.
- Chắc chắn mọi người đều phải đeo kính bảo vệ có khung che bao kín mắt bất cứ lúc nào ở gần nơi có quá trình hàn, cắt.

Nguồn : www.tools.vn

CÔNG TY TNHH TOOLS
  tools.vn  Phòng 3S2, 33-35 Phan Huy Ích, P15, Q.Tân Bình
  tools.vn  Điện thoại: 08 6268 1065
  tools.vn  Fax:          08 6268 1067
  Giấy ĐKKD số:  0313784722 tại TP HCM

Share:

0 nhận xét